Chuyển đến nội dung chính

Đặc sản quà lưu niệm bình định tặng bạn bè.

Khi về quê bình định các bạn bị đòi qua luu niem để biếu tặng, các bạn phân vân quá phải không?
sau đây tôi xin hướng dẫn bạn 1 vài đặc sản có thể mang về làm quà tặng nhé <3
Cua huỳnh đế là đặc sản của vùng biển Tam Quan và Ðề Gi (Bình Ðịnh), được ngư dân tôn xưng là vua của các loài cua. Với bộ áo giáp dày và cứng, màu vàng rực như hoàng bào, li ti gai nhọn xuôi theo thân, que và càng to, cạnh sắc lẻm như dao, nó xứng đáng được gọi là loài cua mang chữ “đế”. Ðặc biệt, đầu cua dài và có nhiều râu… Bạn muốn thưởng thức cua Huỳnh đế? Câu trả lời là “không dễ!”. Chẳng phải do ví tiền mà cái chính là vì sự hiếm hoi của nó. Theo kinh nghiệm của ngư dân, cua Huỳnh đế chỉ xuất hiện nhiều ở vùng biển Tam Quan (Bình Định), Tuy Phong (Bình Thuận), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi). Những vùng biển sạch, có đáy cát vàng và nguồn nước trong xanh mới “quyến rũ” được loại cua mang thương hiệu “vua” đến trú ngụ và sinh trưởng. Cua Huỳnh đế chỉ rộ nhất vào mùa xuân, khoảng từ tháng 12 đến tháng 3 âm lịch. Có thể nói thịt cua huỳnh đế thơm ngon, bổ dưỡng vào loại “quán quân”. Vì thế, ngày xưa nó là loại cua thường chễm chệ trên mâm vàng của thiên tử.

Cua huỳnh đế rửa sạch, tách mai, chặt ra từng miếng nhỏ rồi um mặn ăn với cơm thì hết chê. Chỉ cần chan muỗng nước cua um thôi, đã nghe thơm lựng rồi, nói gì đến lúc cắn miếng thịt cua… Có lẽ món hấp chấm muối ớt mới làm cho người ăn tận hưởng hết chất ngọt ngào của thịt cua huỳnh đế. Vừa tách mai cua, bạn đã bị quyến rũ bởi gạch cua béo bùi, thơm ngọt. Từng thớ thịt cua săn chắc, trắng muốt nhô lên khiến vị giác của bạn “đòi” nếm ngay lập tức. Muối phải là muối hột được giã chung với ớt xanh và thêm tí bột ngọt thì chấm thịt cua mới đúng điệu. Cũng có thể luộc cua, lấy thịt, ướp gia vị rồi tao dầu để nấu cháo. Nồi cháo cua huỳnh đế ngon phải có lớp mỡ hành vàng sánh ở trên, lẫn với nước gạch màu đỏ cùng những thớ thịt màu trắng của cua. Húp từng muổng cháo nóng mới ngon làm sao! Mùi thơm đặc trưng xông vào mũi cùng hơi nóng phả vào mặt. Ăn hết tô cháo, mồ hôi vã cả người, nghe khỏe ra…

Quà lưu niệm bình định là bánh tráng


Bình Định được xem là quê hương của bánh tráng, vì tương truyền rằng bánh tráng là món lương khô chiến lược được ra đời cùng với bước chân thần tốc của đội quân Tây Sơn đánh đuổi ngoại xâm. Và có lẽ chỉ có bánh tráng nước dừa là mang nhiều sắc thái Bình Định nhất – rất đạm bạc, thơm ngon và hiếu khách. bánh tráng nước dừa có bề mặt lớn bằng chiếc mâm thau, cộm lên những xác cơm dừa và mè hạt. Nguyên liệu chính để làm bánh tráng nước dừa là củ mì xát nhỏ, lọc kỹ với nước và gia vị. Cơm dừa được mài vụn lấy nước cốt từ chiều hôm trước, bột và gia vị chuẩn bị sẵn.

Trong lúc chờ nước trong nồi sôi, người ta trộn đều bột với nước cốt dừa, vừng, gia vị. Khi nước sôi, múc bột đổ vào khuôn vải được căng trên miệng nồi, dùng gáo múc bột tráng đều trên mặt khuôn có chiều rộng bằng cái sàng gạo, đậy vung chừng 2 phút thì vớt bánh ra vỉ, cứ đủ 10 cái là phơi ra nắng. Tráng cho xong chiếc bánh rất đơn giản. Nhưng để cái bánh vừa tròn vừa đều, kích cỡ, độ dày xêm xêm nhau lại đòi hỏi phải có kinh nghiệm. Chỉ múc nhiều hoặc ít bột một tý, chiếc bánh sẽ to nhỏ không đều. Tráng không đều tay, chiếc bánh sẽ không tròn hoặc chỗ dày, chỗ mỏng… Chiếc bánh được vớt ra bằng chiếc que tre, trải tấm bánh vừa tráng xong lên vỉ cũng vậy. Động tác này chỉ được phép làm một lần, nếu đặt sai vị trí, gỡ ra đặt lại thì chiếc bánh sẽ bị rách. Khi phơi, làm sao cho bánh không bị cong cũng là một bí quyết. Những chiếc bánh tráng phơi khô, xếp lại một chồng được ràng (buộc) bằng dây chuối, vậy là được một ràng bánh tráng.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến

In chữ lên cốc thủy tinh giá rẻ, lấy nhanh tại Hà Nội

Hướng dẫn khắc phục lỗi file mscomctl.ocx trong Windows x64

Tại sao có ngày 14/2 Valentine's day