Chuyển đến nội dung chính

Ý NGHĨA CỦA NHỮNG CHIẾC BÁNH KEM NGÀY CƯỚI

Ý NGHĨA CỦA NHỮNG CHIẾC BÁNH KEM NGÀY CƯỚI

  Đám cưới Việt Nam dù theo phong cách truyền thống hay hiện đại luôn không thể thiếu những chiếc bánh cưới ngọt ngào. Trong ngày ăn hỏi, nhà trai phải tỉ mẩn chuẩn bị từng mâm tráp đựng bánh cốm, bánh phu thê mang tới nhà gái. Tới ngày thành hôn, bánh cưới theo kiểu gato là chi tiết không thể thiếu trong nghi thức cắt bánh cưới. Mỗi chiếc bánh dù khác nhau, nhưng đều mang ý nghĩa cầu chúc cho đôi uyên ương có một cuộc sống ngọt ngào, hạnh phúc.

  Nhiều cô dâu chú rể muốn chọn chiếc bánh cưới đẹp cho đám cưới nhưng không phải ai cũng hiểu rõ lịch sử cũng như ý nghĩa của chiếc bánh ngọt ngào này. Bánh cưới xuất hiện lần đầu tiên từ Đế chế La Mã. Khi đó, bánh cưới không phải loại bánh gato nhiều tầng như hiện nay mà là khối bánh bằng bột mỳ, không ngọt hoặc bánh cookie được xếp cao.

  Trong đám cưới, chú rể và cô dâu sẽ cùng cắt bánh, đây là hành động tượng trưng cho việc đồng lòng, cùng nhau chia sẻ mọi việc trong cuộc sống chung. Sau đó, chiếc bánh sẽ được chú rể bẻ vụn và ụp lên đầu cô dâu. May mắn, hành động khá "bạo lực" này đã thay đổi và được xóa bỏ theo thời gian.
  Sau đó, những chiếc bánh kem cưới đã được người Anh thay đổi, chiếc bánh không ngọt từ thời La Mã đã được thay bằng những chiếc bánh nhân nho hoặc hạnh nhân nhỏ xinh. Đặc biệt, các vị khách tham dự đám cưới sẽ đem bánh đến tặng cho đôi uyên ương. Sau buổi lễ, những chiếc bánh sẽ được xếp thành nhiều tầng và cô dâu chú rể sẽ cố gắng hôn nhau qua chồng bánh cao đó. Nhiều người tin rằng, chồng bánh càng cao và càng nhiều thì sẽ cặp đôi sẽ càng hạnh phúc và có nhiều con cái.


  Vào thế kỷ thứ 19, một đầu bếp người Pháp đã làm ra chiếc bánh cưới nhiều tầng đầu tiên, lấy ý tưởng từ hình ảnh tháp chuông của thánh đường St. Bride's Church ở London. Từ đó, bánh cưới có màu trắng với ý nghĩa tượng trưng cho sự trong trắng, thuần khiết. Hình ảnh cô dâu chú rể bắt đầu được gắn lên bánh cưới để trang trí vào năm 1950 với hy vọng cô dâu chú rể sẽ hạnh phúc bên nhau trọn đời. Bên cạnh đó, bánh cưới còn được bắt đầu trang trí bằng chocolate, kem tươi hay trái cây, hoa tươi để thêm phần xinh xắn.
  Qua thời gian, chiếc bánh cưới dần nên không thể thiếu trong nhiều lễ cưới trên thế giới, kể cả ở Việt Nam. Vai trò của nó không còn dừng lại ở việc trang trí cho lễ cưới mà còn phần nào thể hiện cá tính của cô dâu chú rể, là biểu hiện của sự sang trọng, thanh lịch và sự no đủ, tràn trề, sự ngọt ngào của hạnh phúc vẹn tròn. Cùng nhau cắt bánh cưới còn là một nghi lễ, một lời hứa hẹn mãi mãi sắt son, chung thủy, đồng hành bên nhau suốt cuộc đời.



  Hiện nay, bánh cưới không chỉ dừng lại ở những chiếc bánh kem nhiều tầng, mà nó đã được sáng tạo thêm nhiều hình thức đa dạng và độc đáo, mang lại nhiều sự lựa chọn hơn cho các cô dâu chú rể. Dù “hiện diện” ở hình thức nào đi nữa, bánh cưới vẫn là một điểm nhấn thú vị và xinh xắn của các tiệc cưới.



  Ngày nay bánh cưới chỉ dừng lại từ 1-3 tầng là tối đa, còn năm tới sẽ lên đến 5-7 tầng. Trong trường hợp bạn không có điều kiện để làm những chiếc bánh 7 tầng thì đừng lo lắng, 6 tầng bánh giả và 1 tầng bánh thật sẽ làm cho đám cưới của bạn vừa theo kịp xu hướng mà lại không đau đầu về chi phí.

  Xu hướng bánh cưới có màu sắc ấn tượng luôn được ưu tiên. Bánh cưới nhiều màu sắc thông thường ít được sử dụng trong đám cưới nhưng những năm trở lại đây không còn khi mà ngày càng nhiều các cặp đôi muốn thể hiện sự mới lạ và khác biệt trong đám cưới của mình. Những  màu sắc như xanh biển, xanh lá cây hay thậm chí cả màu da cam cũng đang rất được yêu thích và lựa chọn nhiều. Bên cạnh đó những màu truyền thống như trắng điểm màu kem đen cũng vẫn đang thịnh hành.





Nhận xét

Bài đăng phổ biến

In chữ lên cốc thủy tinh giá rẻ, lấy nhanh tại Hà Nội

Hướng dẫn khắc phục lỗi file mscomctl.ocx trong Windows x64

Tại sao có ngày 14/2 Valentine's day